Đâu phải lỗi tại phong bì?

Thứ năm - 18/02/2016 16:15
Đâu phải lỗi tại phong bì?

        Vừa bước ra khỏi lớp, cậu học trò tên H. chạy với theo cô: “Cô ơi! Mẹ con tặng cô món quà”. Vừa nói, cậu học trò lớp 2 vừa cầm tờ bạc 200.000 đồng dúi vào tay cô giáo. 

Sau giây phút ngỡ ngàng, cô giáo đã cầm tờ tiền nhét vào túi học trò cùng với lời dặn: “Con về nói với mẹ, cho cô gửi lời cảm ơn. Cô tặng lại cho con để mua sách vở”. 

Cậu bé cố nài nỉ: “Cô nhận đi, hai trăm ngàn lận đó. Mẹ nói đi tết cho cô”.

Gượng cười, cô xoa đầu cậu bé, nhẹ nhàng nói: “Cô nhận rồi và tặng lại cho con, về đưa lại cho mẹ để mua đồ nhé!”.

Gửi lại món quà cho H. nhưng lòng cô vẫn miên man nỗi buồn. Bao câu hỏi cứ gợn lên: “Tại sao phụ huynh có thể đưa tiền cho cậu bé 7 tuổi cầm một cách trần trụi lên tặng giáo viên như thế? Tại sao người lớn lại có thể đầu độc trẻ thơ bằng những việc làm thực dụng đầy toan tính của mình?”...

Sáng hôm sau đến lớp, cậu bé H. vội chạy đến ngay bàn cô và nói lớn: “Hôm qua, con đem tiền về trả mẹ, ba biết được đã mắng mẹ một trận và hai người cãi nhau”.

Cô giật mình, chưa kịp gặng hỏi ngọn ngành, cậu bé đã thao thao kể: “Ba nói mẹ, ai đời đưa tiền cho đứa con vắt mũi chưa sạch mang tặng cô. Bà tưởng ai cũng ham tiền 
như bà hay sao?”...

Tiết học hôm ấy trôi qua thật nặng nề với cô.

Khi cô vừa bước xuống sân trường, một người phụ nữ trẻ rụt rè bước tới và ngập ngừng nói: “Cô, em là mẹ của cháu H.. Cháu về nói: “Tết, mẹ tặng quà cho cô con đi”, em nghĩ đưa tiền để cô ưng mua gì tùy ý. Em chưa kịp bỏ tiền vào phong bì, sáng qua đi học nó đã cầm luôn. Ba nó biết chuyện la em cả ngày hôm qua”. Vừa nói, người mẹ cầm chiếc phong bì đưa lại cho cô giáo với lời nói: “Cô cầm giùm em, vì em không biết mua quà gì”.

Cô giáo đã phải giải thích cặn kẽ: “Tôi không nhận, không phải vì chiếc phong bì. Chị cầm lấy và cứ yên tâm, dạy dỗ học sinh là trách nhiệm của giáo viên chúng tôi”.

Nghe thế, người mẹ ngượng ngùng nói: “Em thành thật xin lỗi cô. Vậy mà trước nay em cứ nghĩ quà cho thầy 
cô thì cứ đưa phong bì...”.

Bao năm nay, cô đã từng trả lại biết bao phong bì phụ huynh tặng vào các ngày 20-11, 8-3 và dịp tết. Chẳng phải cô chê ít hay gia đình cô có điều kiện nên chê tiền, như lời nhận xét không tốt của một số người.

Học sinh của mình còn nghèo, cô không muốn tạo nên một tiền lệ xấu, cứ dịp lễ tết là nhận phong bì từ phụ huynh. Nếu như thế, sẽ tạo nên một áp lực lớn cho những gia đình còn khó khăn.

Và cô còn sợ lòng mình dao động khi bị những món quà 
vật chất chi phối.

 

Sưu tầm

Nguồn tin: Sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

TRUYỀN HÌNH GIÁO DỤC
Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành: 21/02/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành: 23/02/2024

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay25
  • Tháng hiện tại26,197
  • Tổng lượt truy cập2,224,279
Chuyển đổi số trái
Chuyển đổi số phải
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây