Bài cảm nhận về chuyến đi tham quan hoạt động trải nghiệm viện Bảo Tàng Bình Dương

Thứ bảy - 16/12/2023 16:15
BÀI CẢM NHẬN VỀ CHUYẾN ĐI THAM QUAN
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VIỆN BẢO TÀNG BÌNH DƯƠNG
Người viết: Giáo viên Đinh Thị Hẹn
Dạy lớp: 5.4
Trường: Tiểu học Hoà Phú
“Tôi yêu nước tôi bởi vì tôi thở cái không khí mà tổ tiên tôi đã thở, tôi bước chân lên mảnh đất mà tổ tiên tôi đã bước, tôi sống trong cái bình yên mà tổ tiên tôi đã chết để giữ lấy”. Cho phép tôi được mượn những câu thơ trên để diễn tả một cách trọn vẹn cảm xúc của mình sau một buổi hoạt động trải nghiệm đầy ý nghĩa cùng các thầy cô và các em học sinh khối 5 của trường Tiểu học Hoà Phú tại “Viện Bảo Tàng tỉnh Bình Dương”.

Hình ảnh Bảo Tàng Bình Dương
Bảo tàng Bình Dương - Một công trình văn hóa lớn và hiện đại của tỉnh
Bảo tàng tỉnh Bình Dương nằm tại số 565 đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, Thủ Dầu Một, Bình Dương, có diện tích quy hoạch là 13.000m², được khởi công xây dựng vào ngày 15/11/1997, là một công trình văn hóa lớn của tỉnh được khánh thành vào ngày 2/1/2001.
Diện tích xây dựng nhà chính là 1.405m², kiến trúc công trình với kiểu dáng vừa dân tộc vừa hiện đại. Nhà chính là nhà cấp 2 gồm một tầng hầm, một tầng trệt và một tầng lầu, diện tích sàn nhà là 3.196m² trong đó bao gồm: Kho hiện vật, phòng trưng bày, phòng nghiệp vụ thuyết minh, sảnh trưng bày, khối hành chánh, phòng giám đốc, phòng phó giám đốc, các công trình phụ, cầu thang, hành lang.
Bảo tàng Bình Dương trưng bày toàn bộ lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội của người Bình Dương kể từ khi khai phá lập làng, những chứng tích đầu tiên của nền văn hóa cổ cho đến ngày nay. Với gần 2.000m² diện tích mặt nền và đai trưng bày, khoảng 13.000 hiện vật gốc và một số hình ảnh tư liệu lịch sử, tài liệu khoa học phụ các loại.
Toàn bộ nội dung trưng bày được cấu trúc trong hai tầng gồm 8 chủ đề:
- Tự nhiên Bình Dương: Gồm 5 diện trưng bày, giới thiệu địa hình, tài nguyên và khoáng sản, thổ nhưỡng, động thực vật của rừng Bình Dương.
- Thời tiền sử đến thế kỷ XVI: Gồm 7 diện trưng bày, giới thiệu những hình ảnh về các đợt khai quật khảo cổ như: Di tích khảo cổ Cù lao Rùa, di chỉ khảo cổ Dốc Chùa Tân Uyên, Khảo cổ Phú Chánh, nổi bật có 5 trống đồng Phú Chánh đang được trưng bày.
- Bình Dương thời kỳ khai phá lập làng: Ở mảng này được trưng bày những hiện vật các phù điêu về nghề thủ công ở Bình Dương, đời sống cư dân nông nghiệp ở Bình Dương, tranh chợ làng Bình Dương xưa... Ngoài ra còn trưng bày những hiện vật có niên đại vào khoảng thế kỷ XII - thế kỷ XIII như: những hiện vật khai quật được ở mộ cổ ông Bá hộ Quới. Bản đồ điện địa lý hành chánh Bình Dương qua các thời kỳ và một số hiện vật có niên đại cách ngày nay hơn 200 năm, bộ sưu tập tiền cổ.

 - Văn hóa cộng đồng các dân tộc: Gồm 10 diện trưng bày, trong đó trưng bày những hình ảnh hiện vật, những thường phục trang phục trang sức, những đồ dùng sinh hoạt, những dụng cụ lao động, những nhạc cụ... của 3 dân tộc: Việt, Hoa và dân tộc bản địa. Ngoài ra còn có các tổ hợp trưng bày như: Tổ hợp xay lúa giã gạo, tổ hợp nghề đan lát, tổ hợp thuyền buôn, tổ hợp mái Đình làng Việt, tổ hợp bàn thờ Tổ Tiên người Việt, tổ hợp võ thuật Bà Trà - Tân Khánh. Ở mảng này còn có trưng bày xe ngựa Bình Dương.
- Bình Dương thời thuộc Pháp: Gồm 8 diện trưng bày nằm trong 2 phần, phần trưng bày thời thuộc Pháp và phần trưng bày thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
- Trưng bày các ngành nghề thủ công truyền thống ở Bình Dương: Ở mảng này trưng bày các ngành nghề thủ công truyền thống nổi tiếng ở Bình Dương đó là: Sơn mài, điêu khắc, chạm trổ và gốm sứ mỹ nghệ. Ngoài ra còn có nghề vẽ tranh trên kiếng.

- Bình Dương 30 năm xây dựng và phát triển: Trưng bày quá trình từng bước phục hồi nền kinh tế của tỉnh sau chiến tranh, thời kỳ đổi mới, các giai đoạn phát triển kinh tế, những thành tựu kinh tế nổi bật của tỉnh.
Thời gian qua, bảo tàng luôn thu hút khá đông khách tham quan trong và ngoài tỉnh, khách nước ngoài và là nơi trao đổi, nghiên cứu khoa học của nhiều cơ quan, các nhà khoa học trong nước.











Một số hình ảnh tại Viện Bảo tàng Bình Dương
Dù chiến tranh ở Việt Nam đã lùi xa vào quá khứ nhưng những tàn tích do chiến tranh để lại vẫn còn mãi với thời gian, chuyến trải nghiệm thăm quan bảo tàng này đã để lại rất nhiều cảm xúc, suy nghĩ trong tôi.
Như bác Hồ đã từng nói “dân ta phải biết sử ta”, hiểu được đạo lý đơn giản đấy giúp tôi ngày càng yêu thích tìm hiểu lịch sự và biết ơn sâu sắc đối với tấm lòng yêu nước và sự hy sinh của các thế hệ cha anh đi trước.
Thông qua chuyến đi tham quan bảo tàng còn lưu giữ lại những hình ảnh, những đồ vật,.. liên quan trong các cuộc chiến tranh ở Việt Nam tôi cảm nhận sâu sắc được sự khốc liệt, tội ác, hậu quả chiến tranh của các thế lực xâm lược đã gây ra cho người dân Việt Nam nói chung và mảnh đất Bình Dương nói riêng. Từ đó để thấy được từ trong nghiệt ngã, đớn đau về cả tinh thần lẫn thể xác là sự khát khao, ý chí kiên cường vươn lên, hướng tới hòa bình ngày càng mãnh liệt.



Hình ảnh học sinh đến viện bảo tàng và nghe cô hướng dẫn viên giới thiệu để học sinh hiểu thêm về Bảo tàng Bình Dương
    Chúng ta, những con dân Việt Nam đã và đang được sinh sống trong bình yên
và tự do, nhưng hãy luôn ghi nhớ rằng chúng ta thật may mắn vì những điều mà chúng ta có được ngày hôm nay được đánh đổi bởi xương máu của bao anh hình dân tộc đã đứng lên chống thực dân đô hộ để trao cho chúng ta những giây phút bình yên này, hãy luôn ghi nhớ và mang lòng biết ơn đối với biết bao nhiêu thế hệ cha anh đã hy sinh cùng với lòng biết ơn đó chúng ta những thế hệ trẻ – tương lai của nước nhà cần không ngừng nỗ lực, phấn đấu góp sức lực nhỏ bé của bản thân xây dựng đất nước để đất nước sánh cùng “các cường quốc năm châu”.

Dạo bước quanh Bảo tàng, tôi như vị khách du hành xuyên suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam, tìm hiểu về nét đặc trưng văn hóa vùng đất phương Nam thông qua hệ thống các phòng trưng bày cố định, chuyên đề đặc biệt.
Bên cạnh mỗi hiện vật là những chú thích vô cùng chi tiết, giúp người đến tham quan cảm thấy thích thú khi tìm hiểu về lịch sử cội nguồn của những đồ vật cổ xưa này. Qua đó mà ta hiểu thêm về cuộc sống của người dân nước ta ở nhiều nhiều năm về trước.
Hiện vật được trưng bày không chỉ thể hiện quá trình lịch sử phát triển mà còn tô đậm nét văn hóa của Việt Nam. Một số khu vực trưng bày những bộ xiêm y sặc sỡ và nhạc cụ truyền thống của các dân tộc, tạo thành một dải rực rỡ màu sắc.
Những hiện vật và khung cảnh cổ kính trong bảo tàng Bình Dương đã níu lấy bước chân, khiến thầy cô và học sinh chúng tôi chẳng muốn ra về. Khiến tôi thêm yêu, tự hào về lịch sử lâu đời của Việt Nam. Tôi cũng đã chụp rất nhiều bức ảnh kỉ niệm trong không gian thơ mộng và cổ kính của bảo tàng. Chắc chắn tôi sẽ trở lại nơi đây vào một ngày không xa.
Một số hình ảnh các em đến tham quan trải nghiệm tại “Bảo tàng Bình Dương”















//

Nguồn tin: Tiểu học Hòa Phú

Tổng số điểm của bài viết là: 12 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

TRUYỀN HÌNH GIÁO DỤC
Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành: 13/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành: 18/07/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập15
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm11
  • Hôm nay246
  • Tháng hiện tại24,445
  • Tổng lượt truy cập2,677,244
Chuyển đổi số trái
Chuyển đổi số phải
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây