Kế Hoạch Chiến Lược Tiểu Học Hòa Phú Năm 2021-2025

Chủ nhật - 27/06/2021 17:00
PHÒNG GD-ĐT TP TDM             CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH HÒA PHÚ                        Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phú
  Số:        /KH-THHP                                              Hòa Phú, ngày      tháng 11 năm 2020


KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TIỂU HỌC HÒA PHÚ
 GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

PHẦN A
 BỐI CẢNH VÀ THỰC TRẠNG CỦA NHÀ TRƯỜNG
I. Bối cảnh
      Trường Tiểu học Hòa Phú được thành lập theo Quyết định số 1991/QĐ-UBND, ngày 24 tháng 5 năm 2010 của UBND Thị Xã Thủ Dầu Một. V/v Quyết định đổi tên Trường Tiểu học Phú Chánh huyện Tân Uyên thành Trường Tiểu học Hòa Phú Thị Xã Thủ Dầu Một. Trường được đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng năm 2017. Địa chỉ tại: khu phố 2, phường Hòa Phú, Tp Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương.
    Những kết quả nổi bật của trường:
- Từ năm học 2015 – 2016  đến năm học 2017 – 2018: UBND Tp Thủ dầu Một khen tặng tập thể Lao động tiên tiến.
- Năm học 2018 – 2019; 2019 – 2020: UBND tỉnh Bình Dương khen tặng tập thể Lao động xuất sắc.
II. Đặc điểm tình hình nhà trường :
 1. Thực trạng của nhà trường
 a. Về cơ cấu tổ chức:
- Trường có cán bộ quản lý 03, có 07 tổ chuyên môn và 01 tổ văn phòng.
- Tổng số cán bộ, viên chức 86 người. Trong đó cán bộ quản lí 03, giáo viên 75, nhân viên 08.
- Trường có 07 tổ chuyên môn và 01 tổ văn phòng.
- Trường có Chi bộ trực thuộc Đảng bộ phường Hòa Phú, Tổng số Đảng viên: 22 (chính thức 21, dự bị 01).
- Chi đoàn có 41 đoàn viên.
- Công đoàn cơ sở trường học: 86 đoàn viên công đoàn.
b. Về phát triển số lượng học sinh:
- Tổng số  lớp: 56 lớp; tổng số học sinh: 2442 học sinh.
- Nhà trường phối hợp với Ban chỉ đạo PCGD, các đoàn thể địa phương thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh, huy động trẻ 6 tuổi ra lớp đạt 100%.
c. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên:
* Tổng số cán bộ, viên chức 86 người. Trong đó:
- CBQL: 03 người
- Giáo viên dạy lớp: 75 GV. Trong đó: biên chế 71; hợp đồng có thời hạn 04
- Nhân viên: 08 người, trong đó: TPT Đội: 01; Kế toán: 01; Thư viện, Thiết bị: 01; phục vụ: 02, bảo vệ: 03.
Trình độ nghiệp vụ chuyên môn:
- CBQL: 03 ĐHSP - đạt trên chuẩn: 3/3 giáo viên. Tỉ lệ: 100%;
- Giáo viên: 75 giáo viên. Trong đó: đạt chuẩn: 75/75 (tỉ lệ 100%); trên chuẩn: 65/75 (tỉ lệ 86,6%).
* Trình độ trung cấp lý luận chính trị: 04/81. tỉ lệ 4,9% (trừ BV-PV)
* Nghiệp vụ quản lý GD: 03/03; tỉ lệ 100%
d. Công tác giáo dục:
* Kết quả giáo dục năm học 2019-2020
    Có 2125/2147 học sinh hoàn thành chương trình lớp học, tỉ lệ 98,9%.
    Có 303 học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học, đạt 100%.
    Về năng lực có 99,5% được đánh giá đạt trở lên;
    Về phẩm chất có 99,8 % được đánh giá đạt trở lên
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học:
    Trường Tiểu học Hòa Phú có tổng diện tích khuôn viên đất  là 9.032,  m2.  Trường có khuôn viên xanh, sạch, đẹp, thoáng mát, đảm bảo đúng quy định về tiêu chuẩn trường “Xanh - Sạch - Đẹp- An toàn”,  đảm bảo diện tích mặt bằng xây dựng đáp ứng được quy mô phát triển về số lượng học sinh hằng năm.
    Trường được xây dựng mở rộng với qui mô 33 phòng học lý thuyết, 01 phòng khuyết tật, 04 phòng chức năng, 11 phòng hành chính quản trị trong đó có 03 phòng cho khối phục vụ học tập; 01 phòng cho khối nhà ăn và các hạng mục phụ như: phòng bảo vệ, 01 nhà xe học sinh, 01 nhà xe giáo viên, nhân viên, sân chơi, cây xanh. 01 bếp ăn tập thể. Hạ tầng kỹ thuật công trình đầy đủ đảm bảo chất lượng.
III. Phân tích các thời cơ, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu
  1. Thời cơ:
    Nhà trường được cấp ủy, chính quyền các cấp và các ban ngành, đoàn thể, các lực lượng xã hội quan tâm chăm lo về cơ sở vật chất, tạo thêm nguồn lực cho hoạt động giáo dục của trường. Đặc biệt có sự quan tâm rất lớn của chính quyền địa phương đối với nhà trường cả về vật chất và tinh thần.
    Trường đã tạo dựng được uy tín đối với xã hội; với Phòng Giáo dục và Đào tạo, chính quyền địa phương và nhân dân trong ngoài địa phương.
 2. Thách thức.
   Chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới bắt đầu áp dụng vào năm học 2020 - 2021 cho lớp 1.
   Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội trong thời kỳ hội nhập trong khi các điều kiện thực hiện và đảm bảo chất lượng của trường còn hạn chế.
   Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
   Đòi hỏi ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên.
   Nhu cầu học tập con em muốn vào học tại trường ngày càng tăng đòi hỏi điều kiện về cơ sở vật, ảnh hưởng chất chất lượng giáo dục.
 3. Điểm mạnh
   Cơ sở vật chất đầu tư đáp ứng cho các hoạt động giáo dục nhà trường, tổ chức học 02 buổi/ngày cho học sinh lớp 1 năm học 2020 - 2021
   Đội ngũ cán bộ giáo viên có nhiều năm công tác, có kinh nghiệm quản lý giảng dạy, có tâm huyết với nghề, gắn bó với nhà trường. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đoàn kết thống nhất, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
   Trường có  33 phòng học. Trong phòng học có đủ bàn ghế cho giáo viên và học sinh, có trang bị hệ thống quạt, bàn, ghế, bảng, bục giảng, hệ thống chiếu sáng,… trang trí phòng học đúng quy định. Nhà trường được trang bị đầy đủ các loại thiết bị giáo dục theo danh mục tối thiểu do Bộ quy định.
 4. Điểm yếu
     Cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu học tập của con em muốn vào học tại trường.
   Đối tượng học sinh của trường phần lớn là con em công nhân lao động, đặc biệt là trẻ nhập cư khá đông, ảnh hưởng việc học tập của học sinh và chất lượng giáo dục của nhà trường.
    Nhu cầu học tập con em muốn vào học tại trường ngày càng tăng ảnh hưởng đến tổ chức học 02 buổi/ngày và chất lượng giáo dục.
   Chất lượng đội ngũ giáo viên còn chưa đồng đều, trình độ chuyên môn của một số giáo viên còn ở mức hạn chế. Giáo viên mới tuyển nhiều, kinh nghiêm giảng dạy còn hạn chế. Biên chế giáo viên còn thiếu, Số giáo viên dạy giỏi các cấp còn thấp.
PHẦN B
ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG
GIAI ĐOẠN 2021 -2025
I. Định hướng chiến lược phát triển
 1. Quan điểm phát triển
    Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nồng cốt và có vai trò quan trọng”.
    Xây dựng kế hoạch “Chiến lược phát triển giáo dục” của nhà trường được đặt trong hệ thống quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về Giáo dục và     Đào tạo và vận dụng một cách sáng tạo phù hợp với thực tiễn trong giai đoạn mới.
 2. Tầm nhìn
    Năm 2025 trường kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3 và công nhận đạt chuẩn Quốc mức độ 2.  
    Nâng cao phong trào giáo viên giỏi trên 50 % và học sinh đạt giải các cấp.
  3. Sứ mệnh :
   Tạo dựng được môi trường học tập thân thiện, có nề nếp, kỷ cương.
  Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phát triển tư duy, sáng tạo và rèn kỹ năng sống cho học sinh.  
  4. Giá trị cơ bản :
 -  Có lòng nhân ái, khoan dung, cảm thông.
 - Hợp tác, sáng tạo, năng động, khát vọng.
- Trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
- Trung thực, tôn trọng mình và mọi người.
- Trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
II. Mục tiêu, giải pháp chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2021-2025
1.  Phát triển giáo dục
   Xây dựng trường học thân thiện; Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ, hình thành nhân cách và chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 6. Xây dựng nhà trường có uy tín, là mô hình giáo dục chất lượng cao phù hợp với xu thế phát triển của ngành, địa phương, đất nước.
1.1. Phát triển số lượng và chất lượng giáo dục
 
TT Nội dung Năm học
2021-2022
Năm học
2022-2023
Năm học
2023-2024
Năm học
2024-2025
1 Số lớp 56 63 77 75
2 Số học sinh 2442 2600 2.800 3.000
3 Học sinh lên lớp 98,5 98,5 98,7 99,
4 Học sinh hoàn thành chương trình tiểu học 100% 100% 100% 100%
1 CBQL 3 3 3 3
2 Giáo viên 75 81 87 95
3 Nhân viên 08 11 11 11
4 Trình độ GV đạt chuẩn% 100 100 100 100
5 Trình độ GV đạt trên chuẩn % 86,6 87,7 89,5 92,5
6 GV dạy giỏi cấp trường 14 25 30 38
7 GV dạy giỏi cấp Tp   02   05
8 Sáng kiến cấp trường 25 30 36 40
9 Sáng kiến cấp thành phố 12 15 16 18
10 Đạt CSTĐ cấp Tỉnh 1 1 1 1
11 Đạt CSTĐ cơ sở 9 10 11 14
12 Đạt LĐTT 90% 95% 95% 95%

1.2. Quy mô và loại hình giáo dục
   Xây dựng trường Tiểu học Chánh Nghĩa đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2, chuẩn quốc gia mức độ 1; tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, các phương tiện đáp ứng yêu cầu giáo dục trẻ và phấn đấu xây dựng trường tiểu học chất lượng cao của thành phố Thủ Dầu Một.
  Phát triển qui mô trường, lớp tinh gọn và chất lượng cao.
* Giải pháp thực hiện
   Từng bước sắp xếp đội ngũ CB-GV-NV hợp lý theo hướng trẻ hóa đội ngũ giáo viên gắn với việc nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy học sinh làm trung tâm, bổ sung hoặc mở rộng số giáo viên dạy năng khiếu, kỹ năng cho trẻ.
   Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ, tạo ra chất lượng bền vững.
    Tiếp tục tham mưu xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện đáp ứng yêu cầu giáo dục.
    Phổ biến rộng rãi kế hoạch phát triển giáo dục tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, phụ huynh học sinh và các tổ chức, cá nhân quan tâm tới nhà trường nhằm huy động mọi nguồn lực cùng chăm lo phát triển nhà trường.
   Tổ chức triển khai kế hoạch giáo dục và thống nhất thực hiện trong tập thể hội đồng sư phạm, phân công trách nhiệm, quán triệt theo dõi thực hiện tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên. Thành lập ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học; tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm định kì, năm học và giai đoạn để kịp thời có những điều chỉnh hợp lý.
2. Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh
   Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, giúp học sinh phát triển một cách toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 6; hình thành và phát triển ở trẻ những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi…
   Đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm giáo dục lấy học sinh làm trung tâm; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy.
   Thực hiện lồng ghép tích hợp các nội dung chuyên đề đã và đang triển khai như: giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, giáo dục bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giáo dục an toàn giao thông cho trẻ,…
* Giải pháp:
   Hàng năm xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên theo các mô đun và thực hiện việc bồi dưỡng có chất lượng trong đó chú trọng tới các mô đun ưu tiên và các chuyên đề hàng năm đã triển khai. Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên bằng nhiều hình thức: Tham gia học nâng cao trình độ chuyên môn trên chuẩn, dự các lớp bỗi dưỡng hè, dự thao giảng cụm, trường, dự giờ bạn, tổ chức và tham gia hội thi giáo viên giỏi các cấp, đăng ký dạy tốt, học tốt…
   Đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức và kỹ năng theo QĐ 16/BGD-ĐT; TT 22 của Bộ GDĐT và TT 27 của Bộ GDĐT ngày 04/9/2020 về ban hành đánh giá học sinh tiểu học theo lộ trình thực hiện CT GDPT 2018.
    Đổi mới các hoạt động giáo dục, gắn học đi đôi với hành, giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.
    Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện.Tăng cường bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, chú trọng đến học sinh có năng khiếu.
   Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn .
3. Phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức
   Mục tiêu phát triển đến năm 2025 đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phấn đấu đạt: CBQL-GV có trình độ chuyên môn trên chuẩn đạt 87,8% trở lên, có trình độ ngoại ngữ, tin học chứng chỉ B; có trình độ lý luận chính trị sơ cấp trở lên (CBQL đạt trung cấp trở lên)
       + Đánh giá chuẩn Cán bộ quản lý hằng năm xếp loại Tốt 100%
      + Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên xếp loại Tốt 50%, Khá 50%
      + Có ít nhất 60% giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường, 8% giáo viên
đạt giáo viên dạy giỏi cấp thành phố trở lên.
+ Phát triển đảng viên hằng năm trong nhà trường từ 1-2 đảng viên.
*. Giải pháp:
    Xây dựng đội ngũ giáo viên có phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn vững đáp ứng chương trình giáo dục tiểu học chất lượng cao.
   Hàng năm, định kỳ nhà trường chú trọng xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý kế cận, đội ngũ giáo viên
   Xây dựng tập thể đoàn kết, hợp tác, tự học và khao khát vươn lên, có phong cách sư phạm mẫu mực, tâm huyết với nghề.
   Có kế hoạch và tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ,…. Thực hiện công tác bồi dưỡng gắn với tự bồi dưỡng của từng CB,GV một cách hiệu quả.
    Tổ chức các buổi giao lưu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc thực hiện chương trình giáo dục tiểu học và các chuyên đề mới triển khai giữa các trường tiểu học và giáo viên các khối, lớp trong trường với nhau. Chú trọng đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn, trong đó chú trọng việc phát triển phù hợp với thực tế, xây dựng trường học lấy học sinh làm trung tâm.
    Tăng cường tuyên truyền, giáo dục trong CB-GV thường xuyên rèn luyện đạo đức, lối sống, tuyệt đối không có những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo; theo dõi, ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực, hành vi vi phạm…
    Thực hiện việc quản lý, đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và đánh giá chuẩn Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; tiếp tục triển khai kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên trong đội ngũ CB-GV; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và quy hoạch cán bộ kế cận một cách dài hạn.
    Rà soát lại nguồn nhân lực hiện có để tổ chức, sắp xếp đội ngũ CBVC trong nhà trường, phân công nhiệm vụ hợp lý, tổ chức hoạt động chuyên môn, đoàn thể như: Tổ trưởng các tổ chuyên môn, tổ văn phòng phù hợp với khả năng và năng lực chuyên môn,… Phân công, bố trí giáo viên dạy các lớp phù hợp và đúng theo qui định.
4. Xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học.
     Xây dựng cảnh quan trường, lớp xanh- sạch- đẹp, tạo môi trường giáo dục  thân thiện trong trường tiểu học; đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị tối thiểu theo yêu cầu chuẩn của trường chuẩn quốc gia; bổ sung xây dựng vườn rau, khu vui chơi khám phá trải nghiệm ngoài trời,…đảm bảo môi trường giáo dục lấy học sinh làm trung tâm.
*. Giải pháp
     Bổ sung kịp thời các trang thiết bị, bị hư hỏng như: Quạt, đèn…và bổ sung
 trang thiết bị dạy học hàng năm
     Tham mưu ngành, địa phương  bổ sung, sửa chữa cơ sở vật chất nhà trường kịp thời.
    Nhà trường chủ động trong việc sử dụng trang thiết bị các phương tiện dạy học, hiệu quả, tránh lãng phí và sử dụng không đúng mục đích. Hàng năm có kế hoạch duy tu bảo dưỡng cơ sở vật chất chống xuống cấp; Tăng cường làm đồ dùng dạy học, có chế độ động viên, hỗ trợ giáo viên có sáng tạo, đổi mới,..
5. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý
     Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, lưu trữ và sử dụng hồ sơ sổ sách trong nhà trường, đảm bảo tinh gọn và hiệu quả. Thực hiện việc đánh giá cán bộ quản lý, đội ngũ theo chuẩn hiệu trường, chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Thực hiện theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về phân loại, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo đúng thực chất.
    Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy. Phân côngcông việc phù hợp với chuyên môn, năng lực của từng CB-GV-NV nhằm nâng cao hiệu quả công tác và phát huy năng lực của từng cá nhân.
     Tổ chức thực hiện nghiêm túc các qui định về quản lý tài chính, thực hiện qui chế dân chủ trong hoạt động nhà trường; công khai các khoản, chi theo quyết định; công khai theo Thông tư số 36/2017/TT-BGD-ĐT ngày 28/12/2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân; Thông tư số 61/2017TT-BTC ngày 15/6/2017 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện công khai ngân sách đối với các đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách Nhà nước hỗ trợ.
   Triển khai thực hiện Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT ngày 22/08/2018 của của Bộ Giáo dục và Đào tạo về qui định kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học.
    Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ của nhà trường cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế nhà trường.
   Tổ chức quản lý hành chính trong nhà trường đúng qui định hành chính Nhà nước và Điều lệ Trường Tiểu học do Bộ GD&ĐT ban hành. Thực hiện đúng nguyên tắc, chế độ quản lý tài chính, kế toán, tài sản.
*. Giải pháp
    Chỉ đạo giáo viên tăng cường học hỏi, khai thác, sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục, góp phần đổi mới phương pháp giáo dục; thực hiện tốt các phần mềm dinh dưỡng trong xây dựng và cân đối khẩu phần ăn cho trẻ và các phần mềm quản lý khác cho hoạt động giáo dục.
    Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các thành viên trong hội đồng tự đánh giá của nhà trường thực hiện các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kiểm định chất lượng giáo dục. Sử dụng phần mềm kiểm định chất lượng để thực hiện công tác tự đánh giá chất lượng trường tiểu học.
    Tăng cường các hình thức kiểm tra, dự giờ các hoạt động trên lớp: đột xuất, định kỳ, báo trước nhất là kiểm tra đột xuất, đi sâu kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện chương trình giáo dục mới ở các độ tuổi, nhất là những vấn đề giáo viên còn nhiều hạn chế; kịp thời góp ý, điều chỉnh, bổ sung cho giáo viên thực hiện.
   Phân công, phối hợp tổ chức công đoàn, tổ trưởng các bộ phận kiểm tra, giám sát các hoạt động theo chức năng nhiệm vụ được giao.
   Tăng cường công tác quản lý tài chính, quản lý tốt nguồn thu-chi, chủ động trong quản lý kế hoạch tài chính; Tiết kiệm các khoản chi phí để tập trung tài chính cho các hoạt động phát triển của nhà trường; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nội bộ về tài chính, hoạch toán minh bạch các nguồn thu, chi để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tài chính.
Thực hiện niêm yết, công khai kịp thời các nội dung theo qui định.
III. Tổ chức thực hiện :
       * Phổ biến kế hoạch:
     Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh, chính quyền địa phương và các tổ chức ban ngành, đoàn thể, các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.
       * Tổ chức :
- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược. Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm triển khai thực hiện, trong quá trình triển khai kế hoạch chiến lược, hàng năm có bổ sung, điều chỉnh kế hoạch theo từng giai đoạn cho phù hợp với tình hình thực tế nhà trường.
- Thực hiện nghiêm túc kế hoạch giám sát, kiểm tra, đánh giá theo từng năm, giai đoạn.
       * Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược:
         Giai đoạn 1:  Từ năm 2021- 2023
         Giai đoạn 2:  Từ năm 2023 – 2025
IV/ Kiểm tra , đánh giá thực hiện :
   1. Hiệu trưởng: Thành lập Ban kiểm tra và phân công theo dõi thực hiện, đánh giá thực hiện kế hoạch theo từng năm học và giai đoạn.
   2. Phân công triển khai, tổ chức thực hiện :
   Phó Hiệu trưởng, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch, trong quá trình thực hiện đề xuất những giải pháp để thực hiện tốt.
   Các Tổ trưởng chuyên môn, tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ, có kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của từng thành viên, tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất ý kiến.
    Từng thành viên trong HĐSP dựa vào nhiệm vụ, chức năng riêng, căn cứ vào kế hoạch chiến lược, nhiệm vụ năm học để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân, báo cáo kết quả thực hiện, đề xuất các giải pháp tối ưu để thực hiện kế hoạch.
V. Kết luận :
    Xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2021-2025 là tâm huyết và trí tuệ của tập thể Trường Tiểu học Hòa Phú nhằm phấn đấu xây dựng và phát triển nhà trường ngày càng vững mạnh hơn, tạo niềm tin cho phụ huynh, nhân dân toàn xã hội, định hướng cho sự phát triển của nhà trường, trên cơ sở đó từng tổ chức và mỗi cá nhân nghiên cứu để điều chỉnh kế hoạch của mình cho phù hợp với sự phát triển chung nhà trường theo từng năm.
    Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường đoạn 2021 - 2025 xác định rõ định hướng, mục tiêu, chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình thực hiện và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của nhà trường.
    Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các Nghị Quyết của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục và đào tạo và các văn bản chỉ đạo khác của các cấp lãnh đạo ngành Giáo dục. Trường Tiểu học Hòa Phú quyết tâm xây dựng một ngôi trường luôn phát triển bền vững.
VI. Kiến nghị :
    1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo TpThủ Dầu Một :
    Có kế hoạch sớm xây dựng trường TH Hòa Phú 2 nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của con em trên địa bàn và giảm quá tải cho nhà trường.
    Có kế hoạch điều động, thuyên chuyển, sắp xếp lại đội ngũ CB-GV-NV hợp lý theo hướng trẻ hóa đội ngũ giáo viên gắn với việc nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp giáo dục.
   Tăng cường đầu tư kinh phí xây dựng, sửa chữa, bổ sung CSVC cho nhà trường, từng bước đáp ứng CSVC để Trường Tiểu học Hòa Phú phát triển bền vững.
     Bố trí biên chế CB-VC đủ hàng năm.
    2. Đối với Cấp ủy đảng, Chính quyền địa phương:
        Quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ nhà trường hoàn thành nhiệm vụ trong từng năm học và tạo quỹ đất cho ngành xây dựng trường TH Hòa Phú 2.
Trên đây là kế hoạch chiến lược phát triển Trường Tiểu học Hòa Phú giai đoạn 2021 – 2025. Kính trình Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thủ Dầu Một phê duyệt./.
                                                   
Nơi nhận:                                                      Hòa Phú, ngày      tháng 11 năm 2020
 
  • PGDĐT Tp TDM;                                                                 HIỆU TRƯỞNG
  • BGH;
  • Đoàn thể;
  • Lưu VT


                                                                             Nguyễn Văn Phương




Duyệt của Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Thủ Dầu Một
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

TRUYỀN HÌNH GIÁO DỤC
Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành: 13/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành: 18/07/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập34
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm30
  • Hôm nay929
  • Tháng hiện tại30,157
  • Tổng lượt truy cập2,632,709
Chuyển đổi số trái
Chuyển đổi số phải
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây