BÀI TUYÊN TRUYỀN Phòng chống bệnh đau mắt đỏ Năm học: 2018-2019
Thứ hai - 01/04/2019 20:34
Căn cứ phương hướng, nhiệm vụ năm học 2018-2019 của Trường Tiểu học Hòa Phú,Thực hiện kế hoạch phòng chống bệnh đau mắt đỏ cho học sinh. Nay bộ phận Y tế Trường Tiểu học Hoà Phú thực hiện tuyên truyền dưới cờ ngày 04 tháng 03 năm 2019. Tuyên truyền nội dung phòng chống bệnh đau mắt đỏ.+ Bệnh đau mắt đỏ là gì?+ Bệnh đau mắt đỏ lây truyền như thế nào?+ Biểu hiện của bệnh đau mắt đỏ như thế nào?+ Khi bị đau mắt đỏ cần xử trí như thế nào?+ Các biện pháp phòng, chống bệnh đau mắt đỏ?
1. Bệnh đau mắt đỏ là gì? - Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm kết mạc là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút hoặc vi khuẩn gây ra. - Bệnh xảy ra quanh năm, phát triển mạnh từ mùa hè đến cuối thu. - Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, dễ lây lan trong cộng đồng và phát triển thành dịch. 2. Bệnh lây truyền như thế nào? Bệnh đau mắt đỏ lây truyền qua: - Tiếp xúc trực tiếp với các vật dụng nhiễm mầm bệnh như: khăn mặt, chậu rửa mặt, gối, tay nắm cửa, nút bấm cầu thang, điện thoại, đồ chơi... - Sử dụng nguồn nước bị nhiễm mầm bệnh như: ao, hồ, bể bơi. - Thói quen hay dụi mắt, sờ tay vào mũi, miệng làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. 3. Biểu hiện của bệnh đau mắt đỏ như thế nào? - Mắt ngứa, cộm như có cát trong mắt. - Mắt đỏ. - Mắt có nhiều dử/ ghèn. - Mi mắt sưng nề, mọng, đau nhức, chảy nước mắt. - Có thể kèm theo các biểu hiện khác như: mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, nổi hạch ở sau tai. Bệnh thường diễn biến lành tính, ít để lại di chứng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh (giảm thị lực hoặc mù). 4. Khi bị đau mắt đỏ cần xử trí như thế nào? - Đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị. Không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế. - Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt. - Tránh khói bụi, đeo kính mát cho mắt. - Hạn chế tiếp xúc với người khác. 5. Các biện pháp phòng, chống bệnh đau mắt đỏ: - Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn. - Rửa mặt hàng ngày bằng khăn mặt riêng với nước sạch. - Vệ sinh mắt, mũi, họng bằng nước muối sinh lý (dung dịch Nacl 0,9%). - Không đưa tay lên mắt mũi, miệng. - Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc người nghi bị đau mắt đỏ. - Đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời khi có biểu hiện nghi ngờ đau mắt đỏ (mắt cộm, đỏ, có dử/ghèn...). Không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế. TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE BÌNH DƯƠNG Đây là một số hình ảnh của Nhân viên y tế tuyên truyền phòng chống bệnh đau mắt đỏ cho học sinh
Chúng tôi trên mạng xã hội